Lựu Khai Bách Tử

Chương 8:



Không khí trong xe ngựa có chút nặng nề. Hình như Đại công tử có tâm sự.

Nhị công tử ngẩng đầu lên rồi lại cúi đầu xuống, hắn chỉ dám trộm liếc nhìn Đại ca, dưới sự uy nghiêm trầm mặc của Đại ca hắn cũng không dám khinh suất.

Sau một canh giờ, xe ngựa về đến Thượng phủ. Trời cũng vừa mới tối, đúng lúc đến giờ dùng bữa của Thượng phủ.

Thượng đại nhân ngày thường nhiều cuộc xã giao phần lớn thời gian đều không dùng bữa ở nhà. Thượng đại nhân có một thê ba thiếp đều tập trung trong nội đường để dùng bữa.

Trước khi ra cửa hai vị công tử đã nói sẽ quay về dùng bữa vì thế mọi người đều đang chờ hai vị công tử quay về.

********************

Thượng phu nhân xuất thân danh môn vọng tộc, tuy năm nay đã 47 tuổi nhưng vẫn là giai nhân phong hoa tuyết nguyệt. Bà đã sinh được hai trai hai gái, cả bốn vị đều là hoa dung nguyệt mạo.

Thượng phu nhân Tống Nghi Tu là một người vợ đoan trang hiền huệ, và là vợ cả chu toàn mọi chuyện. Bởi vì là đích thê và là đương gia chủ mẫu quản lý hậu trạch nên tính tình Thượng phu nhân Tống thị phải nghiêm túc, cứng rắn, mạnh mẽ. Tuy nhiên bà đối nhân xử thế lại cực kỳ hiền huệ thỏa đáng.

Trong ba người thiếp, Cẩm di nương sinh được nhị công tử Thượng Cửu Lâm và ấu nữ đứng hàng thứ sáu.

Điền di nương sinh được nhị tiểu thư nvà tam tiểu thư năm. Lệ di nương sinh được ngũ tiểu thư.

Theo lẽ thường Cẩm di nương sinh được con trai có thể ngẩng cao đầu ở trong phủ tuy nhiên vì tính tình mềm mỏng, yếu đuối cho nên cuộc sống của bà ấy còn không bằng Lệ di nương và Điền di nương.

*******************

Thượng phu nhân Tống thị thấy hai vị công tử đã trở lại liền gọi bọn họ ngồi xuống.

Nhóm công tử ngồi cùng bàn với Thượng phu nhân và các di nương, các tiểu thư ngồi riêng một bàn. Vài năm về trước khi các tiểu thư còn chưa xuất giá, trong nội đường cũng có thể được gọi là nhân khẩu hưng thịnh.

Thượng phu nhân mở miệng hỏi: “Lần này đến Chúc phủ, các con có nhìn thấy tiểu thư Chúc gia?”

Đại công tử Thượng Chính Quân đáp lời: “Có gặp qua tiểu thư Mã gia.”

“Thanh Nhi có hợp mắt?” Thượng phu nhân Tống thị lại hỏi.

Nhị công tử Thượng Nguyên Thanh rụt rè trả lời: “Bẩm mẫu thân, Chúc tiểu thư rất tốt.”

“Vậy thì tốt.”

Thượng phu nhân vừa lòng gật đầu rồi lên tiếng để mọi người dùng bữa.

Cẩm di nương ngồi gần Nhị công tử lén lút kéo ống tay áo con trai, nhị công tử quay đầu lại nở nụ cười hiền hòa với bà. Mặc dù Nhị công tử không nói gì nhưng viên đá treo trong lòng Cẩm di nương cũng rơi đã xuống.

Gia quy của Thượng phủ rất nghiêm khắc, trong lúc dùng bữa trừ Thượng đại nhân và Thượng phu nhân ra thì không ai có quyền lên tiếng. Vì thế bữa cơm hoàn toàn im lặng từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.

Dáng vẻ ăn cơm của Đại công tử Thượng Chính Quân rất lịch sự, ăn uống từ tốn, chậm rãi, nhẹ nhàng có thể thấy chàng được nuôi dạy rất kỹ càng, bàn tay thanh mảnh cầm đũa trông còn đẹp hơn cả lúc cầm bút.

.....................................

Sau khi ăn xong, Thượng phu nhân Tống thị cho gọi Đại công tử vào phòng. Bọn nha hoàn nhanh chóng dâng trà và lui ra ngoài.

Thượng phu nhân hỏi: “Con cũng đã mười bảy, trong lòng con có ý trung nhân nào chưa? Trong các vị tiểu thư ở Tây Kinh có Vương tam tiểu thư nhà bố chính sử và Hàn đại tiểu thư nhà Đại Lý Tự Khanh, đều là lựa chọn không tồi.”

Đại công tử Thượng Chính Quân im lặng một lát rồi đáp lời: “Mẫu thân nhi tử chưa có công danh trong người nên tạm thời chưa suy xét đến việc thành thân.”

Thượng phu nhân nhìn gương mặt khôi ngô tuấn tú của con trai mình, tuy trong lòng kiêu ngạo nhưng không khỏi thở dài:

“Trong cung truyền ra tin tức, bệ hạ chuẩn bị chọn phò mã cho Nhị công chúa Ngụy Anh Lạc. Thượng gia đứng đầu danh sách, nếu con không nhanh chóng đính hôn, e là đường công danh sẽ bị hủy hoại mất.”

*Ở triều đại này, phò mã (chồng của công chúa) sẽ không được làm quan cho dù đã thi đậu công danh.

Xã hội hiện nay thời cuộc hỗn loạn, phong tục dân gian cởi mở, nhưng hoàng quyền thay đổi thì thế gia sĩ tộc trước sau vẫn sừng sững không đổi.

Bởi vì chế độ sĩ tộc môn phiệt, hoàng đế các triều đại cùng quan viên triều đình đều do thế gia đề cử mới có thể lên ngôi, lên chức. Hoàng quyền cùng thế gia sĩ tộc cùng trị vì cả thiên hạ, mấy trăm năm qua đều như thế.

Thế gia sĩ tộc thành lập chế độ môn phiệt chính là muốn giữ gìn lợi ích thế gia.

Thượng phẩm vô nhà nghèo, hạ phẩm vô sĩ tộc. Thế gia nắm giữ quyền lực triều đình cùng địa phương chặt chẽ, không để hoàng đế vào mắt.

Thế gia vì để giữ gìn môn phiệt ổn định, chỉ phát triển liên hôn nội bộ. Nếu không có lợi ích chính trị, sĩ tộc sẽ không thông hôn với hoàng tộc.

Thượng gia ở Tây Kinh là dòng dõi thư hương năm triều, đệ tử trong tộc cành lá tươi tốt, rất nhiều người làm quan trong triều, quan hệ thông gia cố hữu phức tạp và rắc rối. Thượng lão thái phó lại còn là trọng thần quan văn có tiếng nói trước mặt hoàng đế, thanh danh rất vang vọng trong giới sĩ tử, thế gia sĩ tộc ở trong nước.

Thượng gia vốn không sợ đế vương nghi kị, cũng không sợ hoàng quyền bởi vì mấy trăm năm nay trong lịch sử Hưng Hòa quốc, tân đế thượng vị, ai mà không phải từ thế gia đề cử, ngầm nâng đỡ mới có thể đăng cơ.

Nói trắng ra là, thế gia sĩ tộc nâng đỡ sĩ tử nhà nghèo xưng đế, chính là làm hoàng đế như con rối bù nhìn để giữ gìn lợi ích môn phiệt của bọn họ. Thế gia muốn xen vào, hoàng đế nào dám nói một chữ không.

Vì vậy con cháu sĩ tộc thế gia ở Tây Kinh thấy hoàng đế cũng chẳng quỳ xuống.

Thượng gia là dòng dõi trâm anh thế phiệt nổi tiếng, là danh môn vọng tộc hàng đầu ở Tây Kinh cho nên các công tử Thượng gia gặp hoàng đế lại càng không quỳ.

Bởi vậy nam nhân sĩ tộc thế gia cao quý giống như Thượng gia rất khinh thường kết hôn với công chúa hoàng gia.

Con gái của hoàng đế, bọn họ phải hiểu rõ tình cảnh của chính mình, gọi ngươi một tiếng công chúa, ngươi lại tưởng mình là công chúa thật ư.

......................................

Thượng phu nhân Tống thị tinh tế phân tích, cân nhắc được mất lợi hại cho con trai Thượng Chính Quân:

"Nhị công chúa Ngụy Anh Lạc là thứ nữ của Tuyên Văn đế và Lương quý phi Chu Nhu Tắc. Lương quý phi hiện nay là phi tần được hoàng đế sủng ái nhất.

"Lương quý phi là mẹ ruột của Nhị công chúa và Tam hoàng tử."

"Nhưng chữ Lương kia của nàng ta, không phải là chữ lương trong nghĩa hiền lương thục đức, mà là lương trong mất hết lương tâm."

"Lương quý phi Chu Nhu Tắc quả thật tâm địa độc ác, tàn nhẫn, lòng dạ thâm hiểm, nhỏ nhen. Hậu cung tranh sủng, Chu Nhu Tắc nhiều lần hãm hại các phi tần, công chúa khác bằng những thủ đoạn ngoan độc."

"Thường nói mẹ nào con nấy, Ngụy Anh Lạc ngày thường đều ra vẻ hiền thục trước mặt danh môn thế gia nhưng thực chất nàng ta lại thừa hưởng sự tàn nhẫn của Lương quý phi cho nên không thiếu những lần nàng ta hành hạ tra tấn cung nữ, thái giám trong cung."

"Vả lại sau khi điều tra tìm hiểu kĩ, mẫu thân biết được Ngụy Anh Lạc kia tâm tính kiêu căng, ngạo mạn, khinh người, sống phóng túng, không có quy củ lễ nghĩa, thường hay tùy hứng làm bậy, lại xử sự lỗ mãng, thích gây sự với người khác...

"Từ xưa đến nay hậu cung ác đấu, các phi tần, công chúa, cung nữ, hoạn quan... đấu đá, tàn sát lẫn nhau để dành được sự sủng ái, quyền lực, nên ở trong cung có được mấy người trong sạch lương thiện chứ."

"Hoàng tộc là nơi dơ bẩn, mưa gió máu tanh thì làm sao có thể sản sinh được nữ nhi thật sự hiền lương thục đức."

"Vợ hiền, phu họa thiểu (có vợ hiền, chồng ít gặp họa)."

"Cổ ngữ có câu: Lấy vợ coi trọng hiền đức. Trong một gia đình, người vợ có vai trò vô cùng quan trọng. Người phụ nữ có phẩm hạnh đạo đức, hiền thục, trí tuệ mới có thể tề gia, dạy bảo con cái trở thành người tốt."

"Mẫu thân thấy Ngụy Anh Lạc không thể nào làm một người vợ hiền đức, tề gia nội trợ được."

"Ngày xưa công chúa hoàng gia được coi là cao quý, kim chi ngọc diệp. Nam nhân kết hôn với công chúa hoàng tộc được coi trèo cao. Nhưng thời đại bây giờ hoàng quyền dù có lớn, vẫn không vượt qua được thế lực của sĩ tộc. Công tử sĩ tộc thế gia ngày nay khinh thường kết hôn với công chúa."

"Bởi vì chế độ sĩ tộc môn phiệt, hoàng đế các triều đại cùng quan viên triều đình đều do thế gia đề cử mới có thể lên ngôi, lên chức."

"Nhà nghèo có thể xây dựng lên hoàng tộc nhưng hoàng tộc thế lực yếu nhược, quyền lực các nhà thế gia lại đạt tới đỉnh cao."

"Dân gian bá tánh còn hoan hỉ cười nói, thà làm nô cho thế gia sĩ tộc còn hơn làm triều thần của thiên tử."

"Con cháu thế gia sĩ tộc khi thấy hoàng đế cũng chẳng quỳ xuống. Thượng gia chúng ta là danh môn vọng tộc hàng đầu ở Tây Kinh cho nên các công tử Thượng gia gặp hoàng đế lại càng không quỳ."

"Thế gia vì để giữ gìn môn phiệt ổn định, chỉ phát triển liên hôn nội bộ. Nếu không có lợi ích chính trị, sĩ tộc sẽ không thông hôn với hoàng tộc."

"Nếu công chúa Ngụy Anh Lạc thật sự có thể kết hôn với một lang quân sĩ tộc thì là nàng ta trèo cao rồi."

Thượng phu nhân biểu cảm trên mặt mang theo khinh thường, bà nói tiếp:

"Ngụy Anh Lạc ả là thứ gì, cũng xứng đáng ra điều kiện kết hôn với Thượng gia chúng ta. Nàng ta phải hiểu rõ tình cảnh của bản thân mình, gọi ả một tiếng công chúa thì ả lại tưởng mình là công chúa thật ư?"

"Ngụy Anh Lạc cậy là công chúa, tác oai tác quái, vô pháp vô thiên, đừng nói lang quân sĩ tộc không thích ả, không có một người đàn ông nào ở thế gian này có thể thích ả."

"Quân Nhi của mẫu thân sinh ra trong sĩ tộc danh môn cao quý, từ nhỏ kết bạn đều là lang quân quý nữ đoan chính, chưa bao giờ tiếp xúc qua thứ tộc, không hình dung được thứ bình dân bá tính thô bỉ hay quen biết người tâm tính kiêu căng, ngạo mạn, khinh người, sống phóng đãng dâm dật không thích tuân theo quy tắc như Ngụy Anh Lạc."

"Toàn đô thành đều biết Ngụy Anh Lạc lúc mới 14 tuổi đã triệu nam sủng nhập phủ hầu hạ. Tuy nàng ta ở khuê phòng, nhưng lại ham mê sắc đẹp, luôn có mỹ nam hầu hạ bên người."

"Ả ta đã quen với việc mình được người khác nịnh bợ, cũng biết rõ, dù bản thân có khó ưa đến đâu, luôn có người sẵn sàng bám váy ả ta vì danh lợi."

"Ngụy Anh Lạc nàng ấy xứng với Quân Nhi của ta sao? Công tử thế gia thanh cao quý trọng, phong lưu phóng khoáng, tuấn tú lịch sự tài hoa."

"Nói thẳng ra mẫu thân chướng mắt, khinh thường, chán ghét Ngụy Anh Lạc vô học thức, vô tam tòng tứ đức."

"Sĩ tộc thế gia coi trọng việc liên hôn, liên minh gia tộc và con nối dõi, người thừa kế tương lai. Mỗi gia đình đều rất coi trọng việc chọn vợ cả cho đích trưởng tử, đích tử và đích trưởng tôn bởi vì nữ tử đó tương lai sẽ chủ mẫu trong gia tộc."

"Có câu là cưới vợ, chọn đức, không chọn sắc có nghĩa là tiêu chuẩn lấy vợ, chọn vợ là chọn người có đức hạnh chứ không phải có vẻ đẹp bề ngoài. Tuy nhiên nếu người vợ không những có đức hạnh mà còn xinh đẹp thì càng tốt."

"Lang quân nhà thế gia sĩ tộc cưới thê coi trọng nhất đương nhiên không phải tướng mạo thỏa đáng, mà là thế lực nhà mẹ đẻ của phu nhân mình, có điều nếu bản thân thê tử là một giai nhân, cũng xem như chuyện tốt dệt gấm thêm hoa vậy. Thông thường thì lang quân nhà thế gia sĩ tộc sẽ cưới đích quý nữ được thế gia tỉ mỉ dưỡng dục."

"Tương lai chính thê của Quân Nhi tất nhiên phải là đích nữ sĩ tộc gia thế hiển quý, một người vợ đoan trang hiền huệ, và là vợ cả chu toàn mọi chuyện."

"Cha mẹ trong nhà cũng hy vọng con có thể gặp được một danh môn khuê tú chân chính, hiền lương thục đức, cùng con cầm sắt hòa hợp, thành mối lương duyên."

Đại công tử nghe xong hết những lời của mẫu thân nói thì lại im lặng, một lúc sau mới chậm rãi mở miệng:

“Vậy việc hôn sự con xin nghe theo mẫu thân. Mẫu thân cảm thấy tiểu thư nhà nào thích hợp?”

“Tất nhiên là chọn một ngày lành để mời hai vị Vương tiểu thư và Hàn tiểu thư qua phủ chúng ta để gặp mặt.”

“Xin mẫu thân làm chủ.”

Giọng điệu của Thượng Chính Quân cũng cực kỳ đạm mạc, làm như gặp phải một chuyện phiền toái, buồn bực vậy.

“Chỉ cần nữ nhi môn đăng hộ đối, xinh đẹp hiền lương thục đức, ta hy vọng con có thể chọn một người có duyên.”

Đại công tử nghe vậy, trong đầu đột nhiên hiện lên một đôi mắt nai thơ ngây to tròn ngập nước, vô cùng trong suốt sáng ngời.

Lúc này khi nhìn thấy những cánh hoa bay ngoài cửa sổ, Chính Quân bỗng nhớ lại trong vườn hoa Chúc phủ có nữ tử lấp ló dưới tán cây hoa lê, thiếu nữ người vô ý đụng phải thân cây, thoáng chốc hoa lê rơi lả tả đầy đất.

Vẻ đẹp thanh khiết trong sáng của tiểu cô nương ấy trông rất giống những bông hoa lê có màu trắng muốt, sắc trắng nhã nhặn, tinh tế khiến ánh mắt hắn bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Thiếu nữ mỉm cười dưới làn hoa rơi nhìn trộm hắn và Nhị đệ. Nàng đẹp không sao tả hết...

Phút chốc, trong lòng Chính Quân bắt đầu nổi gió, tay chân hơi lạnh, bên tai là tiếng chim hót véo von, dưới chân là côn trùng râm ran, nhưng trong mắt chỉ có dáng vẻ nàng mặc áo cưới. Phàm phu tục tử cho rằng đây là sự rung động.

Thượng Chính Quân vừa nói, "Xin mẫu thân làm chủ" liền khiến cho Thượng phu nhân hoan thiên hỉ địa.

...............................

Cái gọi là "cưới vợ, chọn đức, không chọn sắc" có nghĩa là tiêu chuẩn lấy vợ, chọn vợ là chọn người có đức hạnh chứ không phải có vẻ đẹp bề ngoài. Tất nhiên nếu người vợ không những có đức hạnh mà còn xinh đẹp thì càng tốt.

Vốn dĩ chuyện hôn nhân, chỉ cần cha mẹ hài lòng, hài tử phải nhân nhượng nghe theo. Vả lại xưa nay lang quân nhà thế gia sĩ tộc cưới thê coi trọng nhất là môn đăng hộ đối, và thế lực nhà mẹ đẻ của phu nhân mình. Thông thường thì lang quân thế gia sẽ cưới đích quý nữ được thế gia tỉ mỉ dưỡng dục.

Về phần hôn nhân đại sự, thật ra Thượng Chính Quân không quá coi trọng môn đăng hộ đối, và thế lực nhà mẹ đẻ của phu nhân mình. Thượng Chính Quân nghĩ quan trọng là hai bên phải lưỡng tình tương duyệt (song phương đều có tình cảm với nhau).

Hôn nhân là việc trọng đại của đời người. Và

Vợ chồng là bạn đời, hợp duyên thì tiến tới hôn nhân, duyên chưa tròn thì chớ gượng ép. Thượng Chính Quân thật lòng cũng không muốn ủy khuất chính mình thuận theo an bài của song thân. Lấy vợ, chính là phải nắm tay cả đời. Không tìm người thật tâm yêu thích làm bầu bạn, nam tử nào có thể nhân nhượng cả đời?

Đại khái là lưỡng tình tương duyệt trong thơ ca sách văn đã thấy nhiều, trúng chút ít độc, trong lòng Thượng Chính Quân luôn hi vọng một ngày kia có thể tìm được cô gái tình đầu ý hợp, loan phụng hòa minh, sắc cầm hảo hợp.

Nhưng Thượng Chính Quân biết hôn nhân đại sự ở danh gia vọng tộc vốn không do hắn làm chủ. Tổ phụ và cha mẹ hắn vẫn còn cổ hủ và áp đặt nhiều... Cho nên Thượng Chính Quân muốn cưới vợ, dĩ nhiên phải cưới đích nữ thế gia danh môn, người mà Tổ phụ và cha mẹ hắn đã chọn lựa.

Sĩ thứ không thông hôn, thế gia vì giữ gìn môn phiệt ổn định, đều liên hôn nội bộ. Vợ chồng bằng mặt không bằng lòng không hiếm thấy, lang quân phu nhân sau khi có con nối dõi tách ra mà ở cũng có...

Thượng Chính Quân nghĩ rằng bản thân mình xuất thân quyền quý, phong hoa vô hạn, tướng mạo đẹp đẽ khôi ngô tuấn tú, có tài văn chương xuất chúng, và tinh thông lục nghệ, cầm kỳ thi họa, thi từ ca phú không gì không giỏi. Tính tình ôn tồn lễ độ, nổi danh quân tử dịu dàng hòa nhã.

Hắn là một thiếu niên ưu tú như vậy, người ngoài có chút nhãn lực đều có thể nhìn thấy tiền đồ vô lượng của hắn trong tương lai. Nên hắn biết mình trong mắt các tiểu thư thiên kim tuyệt đối là vị hôn phu tốt không thể bắt bẻ.

Nhưng bản thân hắn, chính mình thích hình thức cô nương như thế nào?

Trong đầu đột nhiên hiện lên một đôi mắt nai thơ ngây to tròn long lanh, và lông mi cong vút chập chờn như cánh bướm. Đôi mắt long lanh xinh đẹp không thể tả hết.

Song Cát quả thật chung linh dục tú, minh mâu thiện mị. Váy áo thiển bích nhẹ nhàng làm nàng lộ ra một vẻ thoải mái thanh tân, khuôn mặt nhỏ tuyệt sắc bởi vì e thẹn mà lộ ra một tầng hồng nhạt, mép tóc bị mồ hôi thơm nhàn nhạt tẩm ướt một tầng, kiều suyễn hơi hơi. Diễm như sen hồng mới nở, thanh như bích ba thu thủy.

Vị Chúc gia tiểu thư này, lớn lên xác thật kinh diễm!

Thượng Chính Quân ngoài ý muốn phát hiện, Song Cát cư nhiên lớn lên phi thường phù hợp với thẩm mỹ của hắn! Thật giống như ông trời vì đón ý nói hùa hắn yêu thích mà tỉ mỉ chế tạo ra.

Lúc nàng cười một tiếng, mắt cong lên động lòng người lại mang theo vẻ ngây thơ chân chất khiến người ta xao xuyến.

********************

Trưởng nữ nhà Thượng trung thừa muốn thiết đãi một buổi yến tiệc tại biệt viện tránh nóng của Thượng gia ở vùng ngoại thành. Biệt viện tránh nóng của Thượng gia vốn là do tiên đế ban tặng, sau này trung thừa đại nhân đã tốn gần mười năm và hao phí rất nhiều của cải để thu thập được rất nhiều giống hoa trân bảo và động vật quý hiếm trong thiên hạ. Vì thế biệt viện của Thượng gia cũng thành địa danh nổi tiếng ở Tây Kinh.

Hết chương.
Chương trước Chương tiếp
Loading...