Dạ Hành
Chương 2: Kiếp Nạn Xui Rủi
CHƯƠNG 2: KIẾP NẠN XUI RỦI “Chú nhìn kia!” Chỗ con dốc phía trước có một ông lão đang cố hết sức đẩy chiếc xe ba bánh về phía trước. Trên chiếc xe ba bánh để hai thùng nước lớn, thoạt nhìn rất nặng, trên miệng thùng dùng vải trắng đậy lại, còn có hơi nóng bay lên từ dưới miếng vải trắng, hình như là mùi thơm của đậu phụ bay tới. Thì ra là người trong thôn dậy sớm vội vàng đi chợ trên thị trấn bán đậu phụ. Chú nhìn thấy ông lão thì vui mừng khôn xiết, nói với tôi: “Cởi áo khoác ra.” Áo khoác tôi đang mặc là mẹ tôi mua cho vào ngày đầu tiên đi làm, coi như là món quà chúc mừng tôi tìm được việc. Chiếc áo này giá cũng hơn ba trăm nghìn. Số tiền này đối với nhà tôi mà nói là một con số không nhỏ. Tôi hỏi: “Tại sao ạ?” Chú hơi nhướng mày, cả giận nói: “Bảo cậu cởi ra thì cậu cởi ra đi, hỏi nhiều làm gì?” Tuy rằng tôi hoàn toàn không muốn, nhưng tôi không dám cãi lời của chú. Thế là đành ngoan ngoãn cởi áo ra, đưa cho ông ấy. Chú dặn tôi ở trong xe đừng nhúc nhích, một mình ông ấy bước xuống xe, đi đến đi đến phía sau chiếc xe ba bánh đẩy xe giúp ông lão, ông lão cuống quít nói cảm ơn. Tôi nghe được thầy khách sáo hỏi: “Ông à, tôi muốn hỏi thăm đường một chút, đi đường nào để đến thôn Ngô gia?” Tôi rất nghi ngờ, chú là một tài xế lâu năm, trên cung đường này ông ấy nhắm mắt cũng có thể chạy được, tại sao ông ấy có thể không biết thôn Ngô gia ở đâu chứ? Chú không biết thì hỏi tôi cũng biết mà. Ông lão mỉm cười: “Cậu là tài xế mà lại không biết đường, cậu lái sai hướng rồi. Thôn Ngô gia ở phía Tây, cậu đi ngược đường rồi.” Chú lộ ra vẻ mặt xấu hổ: “Ông lão, thật cảm ơn ông, tôi đã đi lòng vòng ở đây hơn nửa đêm rồi, cũng may có ông chỉ đường cho. Ông à, xin cho hỏi ông họ gì?” Ông lão nói: “Không dám, tôi họ Trương, mọi người hay gọi tôi là già Trương.” Chú nói: “Ông Trương, sáng sớm sương mù hơi nhiều, sao ông lại mặc ít thế này, lỡ như bị cảm thì phải làm sao? Người lớn tuổi rồi thì không thể để bị cảm. Chút tiền bán đậu phụ cũng không đủ khám bệnh đâu.” Nói xong, chú vội đưa áo của tôi cho ông lão. Ông Trương nhìn chiếc áo hoàn toàn mới, vươn tay ra giữa chừng, cười ha ha nói: “Thế này sao được chứ?” Chú dứt khoát nhét cái áo của tôi vào tay ông ấy rồi nói: “Ông đã chỉ đường cho tôi, tôi tặng cái áo này cho ông chẳng phải là rất công bằng hay sao?” Ông Trương cũng là người có lòng tham, nhìn thấy được cho áo, ông ta chỉ làm ra vẻ từ chối một lúc, sau đó lại thoải mái nhận lấy, còn chưa kịp mặc vào người đã cười thật thà nói: “Rất vừa vặn.” Trong lòng tôi hơi buồn bực. Vừa vặn chỗ nào chứ? Tôi cao gần mét tám, ông lão đó chẳng qua chỉ cao một mét bảy, như vậy có vừa được không? Chú trở lại trên xe, không nói hai lời đã đề máy. Ông ấy không chạy đường vòng nữa mà chạy thẳng về nhà. Bàn tay cầm lái của chú đang không ngừng run rẩy. Tôi cho rằng ông ấy đang sợ sệt, nhưng chú lại nói ông ấy rất lạnh, rất lạnh. Cho dù buổi tối đầu mùa hè hơi mát mẻ, nhưng chắc chắn cũng sẽ không thấy lạnh. Sau khi tôi cởi áo khoác ra, chỉ còn lại áo lót bên trong nhưng cũng không cảm thấy lạnh chứ đừng nói chi chú còn đang mặc áo khoác đấy. Sắc mặt của chú trở nên trắng bệch, trắng giống như vôi trát tường. Nhắc tới cũng kỳ lạ, người phụ nữ mặc áo màu đỏ kia giống như bỗng nhiên biến mất, cũng không hề xuất hiện nữa. Về thôn không lâu, trong thôn đã truyền ra tiếng gà trống gáy, chú thở phào một hơi, còn tôi ngồi phịch trên ghế lái phụ. Rốt cuộc trời đã sáng. Tôi kéo cửa nhảy xuống xe, rốt cuộc nhịn không được hỏi: “Chú, sao chú lại đưa áo của con cho một người xa lạ?” Chú thở dài: “Đây là chuyện không có tính người. Không nói chuyện này nữa, chuyện tối nay cậu đừng nói với bất kỳ ai, nhất là chuyện tôi đưa áo của cậu cho ông Trương càng không được phép nói ra. Nếu mẹ cậu có hỏi tới cái áo, thì cậu cứ nói đã làm mất rồi.” Tuy tôi không hiểu tại sao chú không cho tôi nói, nhưng tôi biết nếu muốn tiếp tục lái xe với chú thì phải nghe lời ông ấy. Khi tôi về đến nhà không ngờ mẹ tôi vẫn còn thức chờ tôi. Khi nhìn thấy tôi trở về bà mới thở phào nhẹ nhõm, hơi trách móc nói: “Sao hôm nay về muộn thế con?” Sau đó bà nhìn thấy tôi chỉ mặc mỗi chiếc áo lót, lại hỏi tiếp: “Áo khoác mẹ mới mua cho con đâu?” Tôi nói: “Bị chú làm rơi mất rồi.” Mẹ tôi nhíu mày. Tôi nói như vậy là không còn gì để chê được. Bà cũng không đến nỗi đi giằng co với chú hỏi ông ấy có phải tôi làm mất áo phải không? “Cơm trong nồi mẹ đã hâm nóng cho con rồi, ăn xong thì đi ngủ đi.” Tôi thấy mẹ không còn truy cứu chuyện chiếc áo nữa, vô cùng vui vẻ đáp lại một tiếng. “Đồng.” “Đồng.” Sáng ngày hôm sau, nói một cách chính xác là ba tiếng đồng hồ sau, tôi đang ngủ mơ mơ màng màng thì Hồng Tuấn kéo tôi dậy: “Cậu mau dậy đi, xảy ra chuyện lớn rồi.” Tôi xoay người nói: “Đừng làm ồn tôi, để tôi ngủ thêm một lát nữa.” Hồng Tuấn sốt ruột nói: “Thật sự xảy ra chuyện rồi, thầy lái xe của cậu bị xe đụng chết rồi.” Ầm! Lập tức đầu tôi nổ tung, bật từ trên giường dậy. Tôi kích động nắm cổ áo của Hồng Tuấn: “Cậu nói cái gì, tôi, thầy tôi bị xe đụng chết rồi?” Hồng Tuấn gật đầu nói: “Ngay ở cửa thôn chúng ta, cậu mau đi xem một chút đi, ba mẹ cậu đều qua đó rồi.” Đầu của tôi vang lên ong ong, làm sao mà chú lại bị xe đụng chết được chứ? Không thể nào! Nhà của chú ở phía trước từ đường cuối thôn, là tôi tận mắt nhìn chú đậu xe xong rồi đi về nhà, sao có thể bị xe đụng chết ở cổng thôn chứ? Lúc tôi và Hồng Tuấn chạy tới, cửa thôn đã đứng đầy người, mọi người mồm năm miệng mười bàn tán xôn xao. Chúng tôi chen chúc trong đám người. Xác người nằm bên lề đường, máu tươi chảy ròng ròng dưới đất. Dưới ánh mặt trời gay gắt tỏa ra mùi máu tanh gay mũi, đúng là hình dáng của chú không thể nghi ngờ, một người cao một mét bảy, nhưng lại mặc áo cái áo khoác màu xanh lớn hơn hai size, bị máu tươi nhuộm đỏ. Áo khoác của tôi! Rõ ràng đêm qua chú đã đưa áo khoác của tôi cho ông già Trương rồi mà, tại sao bây giờ lại được mặc trên người ông ấy? Mẹ tôi đi tới ôm tôi thật chặt: “Con trai, đừng nhìn, đừng nhìn.” Nhưng ánh mắt của tôi lại nhìn chằm chằm vào cái xác của chú không hề chớp. Chú chết rất thảm, con ngươi trợn ngược lên sắp rớt ra ngoài, giống như nhìn thấy chuyện gì cực kỳ khiếp sợ. Chú hai đi lên trước, dùng tay vuốt mắt cho thầy: “Anh Kiên yên tâm đi thôi, vợ và con gái của anh bà con trong thôn sẽ chăm sóc giúp.” Chú hai vuốt tay một hồi, sau đó bỏ tay ra, đôi mắt của thầy đã khép lại. Thầy là người có tiếng nói ở trong thôn. Giữa thập kỷ chín mươi có được một chiếc xe tải cỡ nhỏ chắc chắn còn phong cách hơn chiếc BMW bây giờ. Con gái của ông ấy lại đang học đại học ở trên tỉnh. Thầy đi rồi trụ cột trong nhà đã sụp, mọi người trong thôn đều thổn thức không ngớt, một nhà đang yên ổn giờ bất ngờ gặp chuyện khó khăn. Tôi luôn cảm thấy thầy vẫn còn nhìn chằm chằm tôi, tôi nhịn không được quay đầu lại. Tôi sợ hãi đến suýt chút nữa kêu to lên, khóe mắt đã nhắm lại của thầy đột nhiên trợn lên giận dữ. Ba tôi thấy tôi bị sợ hết hồn, vội hỏi tôi sao thế. Tôi trả lời là thầy đang mở mắt ra kìa. Ba tôi nói không có. Mẹ tôi cũng nói không có. Mọi người đều nói không có. Tôi nhìn kỹ lại, mắt của thầy là đang nhắm lại, nhưng tôi luôn cảm thấy giống như thầy đang nhắc nhở tôi gì đó. Chú hai nói: “Chết rồi mở mắt, đây gọi là chết không nhắm mắt, e rằng Kiên sợ có chuyện gì hoặc có nguyện vọng chưa thực hiện được. Anh Kiên không có con trai, chỉ có một mình đệ tử là cháu Đồng. Vậy thì Đồng, cháu phải đưa ma cho thầy mình thôi.” Ba tôi nói: “Nên như thế, nên như thế.” Chú ba dặn dò mọi người cầm một tấm vải trắng đắp lên cho thầy. Dù sao bây giờ cũng là xã hội pháp chế, chuyện thầy bị xe đụng chết phải báo cảnh sát, cũng mong cảnh sát có thể tìm được hung thủ gây án để có câu trả lời với thầy và người nhà của thầy. Cũng không lâu lắm cảnh sát đã đến, trải qua điều tra ban đầu, thời gian tử vong vào khoảng thời gian ba, bốn giờ sáng. Làm sao có thể chứ? Lúc đó tôi và thầy vẫn còn ở cạnh nhau, gần bốn giờ rưỡi chúng tôi mới trở về thôn, lúc đó thầy vẫn còn sống đàng hoàng. Không lâu sau có cảnh sát đến hỏi tôi: “Cậu là học trò của người đã chết đúng không? Tối qua mấy giờ thì hai người về nhà?” Đối mặt với câu hỏi của cảnh sát, tôi hơi sốt ruột, nhất thời tôi không biết phải trả lời thế nào. Tôi cũng không thể nói ba giờ rưỡi tôi và thầy vẫn còn ở cạnh nhau, hơn nữa thầy chết quá kỳ lạ. Làm sao ông ấy lại xuất hiện ở cửa thôn, bị xe đụng chết, càng kỳ lạ hơn đó chính là ông ấy còn mặc áo khoác của tôi. Tôi còn chưa kịp trả lời, mẹ tôi đã giành nói: “Khoảng 2 giờ rạng sáng nay.” Tôi không hiểu nhìn mẹ. Mẹ tôi nói: “Con tôi vẫn còn nhỏ, bị dọa sợ rồi.” Cảnh sát nhìn thấy khuôn mặt trắng bệch, dáng vẻ hốt hoảng của tôi, vội gật đầu với mẹ tôi: “Dẫn con bà về nhà đi, có chuyện gì chúng tôi sẽ đi tìm các người.” Cái chết của thầy như sương mù bao phủ trong lòng tôi, khiến tôi đứng ngồi không yên. Đặc biệt là ánh mắt thầy nhìn chằm chằm tôi mãi không tan được, giống như ông ấy muốn nhắc nhở tôi chuyện gì đó, nhưng lại không nói ra được.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương